“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Gioan 6:41-58,60)
Đọc những lời đối đáp giữa Chúa Giêsu và người Do Thái do thánh Gioan tường thuật trên, không chỉ là những người Do Thái thời bấy giờ, mà nhiều người trong chúng ta hôm nay cũng không khỏi thốt lên: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (52), và cũng như nhiều môn đệ bấy giờ chúng sẽ lẩm bẩm: “Lời này chướng ta quá!” (60). Nhưng đối với Thánh Thomas Aquinas thì: “Thiên Chúa dù quyền phép vô biên cũng không thể làm gì hơn bằng việc lập nên Phép Thánh Thể.” Và đứng trước mầu nhiệm vượt trên các mầu nhiệm này, chúng ta chỉ còn “lấy Đức Tin bù lại. Nếu giác quan không cảm thấy gì”.
Mặc dù Bí Tích Thánh Thể đã được chính Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly, sang đến thế kỷ II, Thánh lễ mới đầu được nhìn nhận là một cử hành hiến tế, đặc biệt là Kinh Nguyện Thánh Thể. Tertullian thế kỷ II, gọi Thánh Lễ là sacrificiorum orationibus, có nghĩa là những lời nguyện hiến tế. Tuy những lời nguyện như vậy tùy thuộc vào tự phát của các chủ tế, nhưng theo Tertuliian thì nó vẫn mang nội dung hiến tế. Kinh Nguyện Thánh Thể I được hình thành ở thế kỷ IV, bánh và rượu đã được gọi là “của lễ hiến dâng”, của lễ thượng tiến, của lễ hy sinh, của lễ thánh thiện.
Khoảng thế kỷ IV, một số bài giảng của Thánh Ambrôsiô, đã giải thích về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể sau nghi thức truyền phép. Bánh trở nên Mình và rượu trở nên Máu Thánh Chúa Kitô.
Thiên Chúa đã hiểu và đã biết về sự mầu nhiệm cao cả của Bí Tích này, vì con người không thể dùng trí khôn và giác quan của mình để giải thích được những gì đã xảy ra trong Phép Thánh Thể. Ngài đã không ngần ngại thực hiện những phép lạ phi thường để minh chứng sự hiện diện của Ngài trong hình bánh rượu, và để củng cố Đức Tin của chúng ta là những người có lòng yêu mến và tôn thờ Bí Tích Mình và Máu của Ngài.
Sau đây là tóm lược các phép lạ Thánh Thể mà Thiên Chúa đã thực hiện trên khắp thế giới. Bản tóm lược sẽ đi theo niên lịch thời gian, nơi chốn, và đôi dòng lịch sử về mỗi phép lạ. Tài liệu này được ghi lại và chuyển ngữ nhân dịp giáo xứ Thánh Linh, giáo phận Orange trưng bày các chứng tích lịch sử về khăn liệm Turin và những phép lạ Thánh Thể trong tháng Mân Côi Đức Mẹ 2022.
Trần Mỹ Duyệt
----------------------------------------------------------------------
TẠI SCETE, AI CẬP THẾ KỶ THỨ III - THỨ IV. Phép lạ Thánh Thể này xảy ra ở những thế kỷ thứ nhất của Kitô Giáo và được tìm thấy trong lời truyền tụng (apothegm) của các Giáo Phụ Sa Mạc, những vị đã sống trong hoang địa theo gương Thánh Anthony, Viện Phụ. Một đan sỹ đã nghi ngờ về Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Giêsu trong bánh và rượu đã được truyền phép trong Thánh Lễ. Sau khi truyền phép, Chúa Giêsu Hài Đồng đã được nhìn thấy trong Bánh Thánh. Có tất cả ba đan sỹ khác cùng chứng kiến hiện tượng lạ này.
TẠI LANCIANO, Ý NĂM 750 A.D. Những dòng chữ khắc trên một miếng cẩm thạch từ thế kỷ 17 trong thánh đường Thánh Phanxicô diễn tả phép lạ Thánh Thể đã xảy ra tại Lanciano năm 750. “Một linh mục đan sỹ nghi ngờ phải chăng Mình Thánh Chúa thực sự hiện diện trong Bánh Thánh đã truyền phép, bỗng ngài thấy bánh thánh trở nên Thịt và rượu trở thành Máu. Tất cả đều hiển nhiên đối với những người đã chứng kiến. Mình Thánh ở trạng thái nguyên hình, còn Máu Thánh chia thành 5 phần không đều nhau, nhưng lại cân bằng trọng lượng khi mỗi phần được đo lường một cách riêng rẽ. Một số nguồn tài liệu cho rằng vị đan sỹ kia thuộc nghi lễ Byzantine, và ông là một tu sỹ thuộc cộng đoàn thánh Basiliô
TẠI TRANI, Ý THẾ KỶ XI. Một phụ nữ ngoại đạo không tin giáo lý của Giáo Hội về việc Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, được giúp đỡ bởi một vài người bạn Công Giáo, đã quyết tâm ăn cắp Bánh Thánh trong lúc tham dự Thánh Lễ. Bà này dường như thách thức Thiên Chúa, đã đem bỏ Mình Thánh vào một lò lửa đang cháy. Bỗng chốc, Thánh Thể chảy máu loang trên sàn và trên cửa của căn nhà.
TẠI BETTBRUNN, ĐỨC NĂM 1125. Trong phép lạ Thánh Thể ở Bettbrunn, một nông dân quá sốt sắng đã ăn cắp một Mình Thánh và mang về nông trại của mình ở Viehbrunn. Một ngày Thánh Thể bị rởi xuống đất, nhưng không một ai có thể nhặt lên được. Tất cả mọi sự cố gắng đã được tận dụng, và sau cùng đến lượt Giám Mục của Regensburg. Đức Giám mục đã có thể nhặt được Mình Thánh Chúa sau khi đã hứa rằng sẽ xây một thánh đường để tôn kính Thánh Thể. Tin tức về phép lạ đã được lan truyền rộng rãi và đã thu hút số người đến hành hương rất đông đảo.
TẠI WEINGARTEN, ĐỨC. Trong khoảng 900 năm tôn kính thánh tích của một giọt máu Rất Châu Báu của Chúa Giêsu tại Tu Viện Benedictine Weigarten. Theo nhiều sử gia, người lính tên là Longinus đã mang thánh tích là Máu Rất Châu Báu của Chúa Kitô đến Mantua. Sau đó Máu Châu Báu đã được phân chia thành nhiều phần và được trao cho nhiều thủ lãnh lúc bấy giờ, mà người nổi tiếng nhất là Charlemagne, và một số vị giáo hoàng. Hàng năm, một cuộc rước thánh tích Máu Thánh được tổ chức tại Weingarten.
THÁNH BERNARD THÀNH CHIARAVALLE, PHÁP THẾ KỶ XII. Thánh Bernard là trung tâm của phép lạ Thánh Thể này. Quận công của Aquinia tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo, và người này dứt khoát không quay về với Giáo Hội. Thánh Bernard sau khi dâng Thánh Lễ, ra khỏi nhà thờ để đến với vị Quận Công này và đem Mình Thánh Chúa cho ông ta. Vị này thật sự xúc động bởi một sức mạnh vô hình, nên quì gối xuống đất xin ơn tha thứ và đã trở về với Giáo Hội.
TẠI RIMINI, Ý NĂM 1227. Phép lạ Thánh Thể này được thực hiện do Thánh Anthony sau lời thách thức của một người là Bonovillo để minh chứng sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Phép Mình Thánh. Thánh Antôn vị thánh có lòng yêu mến Phép Thánh Thể. Ngày kia, ngài có mặt tại Toulouse để phản bác luận điệu lạc giáo của nhóm Albigeois liên quan đến Bí Tích Thánh Thể. Bản tiểu sử cổ nhất của thánh nhân, L’Assidua (The Unitiring) đã ghi lại lời của Bonovillo: “Tôi có một con lừa cái. Tôi sẽ bắt nó nhịn ăn ba ngày. Ngày thứ ba tôi sẽ dẫn nó đến đây trước mặt mọi người, và cho nó một thùng kiều mạch thơm là món ăn mà nó ưa thích. Nếu ông mang Mình Thánh Chúa đến, con vật không ăn nhưng lại quay ra thờ lạy Bí Tích Thánh Thể thì tôi tin và sẽ trở về với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo”. Đúng ngày hẹn, trước sự chứng kiến của mọi người dân thành Toulouse cùng với những người theo phái Albigeois, người kia đem con lừa đã bị bỏ đói, một thùng kiều mạch, còn thánh Antôn thì kiệu Mình Thánh Chúa đến. Đến trước mặt con lừa, ngài nói với nó: -Nhân danh Thiên Chúa, Đấng tạo hóa nên ngươi, và mặc dù bất xứng, ta đang mang Người trong tay, ta truyền cho ngươi, hỡi con vật đáng thương, hãy mau mau quì lạy Người. Phải làm cho các kẻ lạc giáo nhìn nhận rằng, mọi thọ sinh đều phải phục tùng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa mà vị linh mục Công Giáo được diễm phúc làm cho Người ngự xuống trên bàn thờ. Cùng lúc ấy người ta đưa thùng kiều mạch đến trước mặt nó, nhưng lạ lùng thay, con vật đã quì gối phủ phục trước Thánh Thể mà không nhìn đến thức ăn mà người ta đem đến cho nó. Trước cảnh tượng này, mọi tín hữu Công Giáo vui mừng, còn nhóm lạc giáo thì tỏ ra kinh hoàng, sửng sốt. Người trưởng nhóm Albigeois đã giữ đúng lời hứa, ông từ bỏ lạc giáo và quay về với Giáo Hội Công Giáo.
TẠI ALATRI, Ý NĂM 1228. Trong nhà thờ chính tòa Alatri của Thánh Phaolô Tông Đồ hiện nay vẫn còn lưu giữ trong hộp đựng thánh tích một mảnh vỡ của Bánh Thánh biến thành thịt. Phép lạ Thánh Thể này đã xảy ra vào năm 1228. Một thiếu nữ trẻ trong một nỗ lực cố gắng chinh phục người yêu đã ăn cắp Thánh Thể để minh chứng tình yêu của mình. Trong thánh lễ, người này đã dấu Thánh Thể trong một tấm vải, nhưng khi về đến nhà, cô nhận ra rằng Thánh Thể đã biến thành một miếng thịt. Phép lạ này đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Gregory IX.
TẠI FLORENCE, Ý NĂM 1230-1595. Tại thánh đường Saint Ambrose ở Florences có lưu giữ những hộp đựng thánh tích của hai phép lạ Thánh Thể xảy ra vào năm 1230 và 1595. Năm 1230, một linh mục vô ý đã để một số giọt rượu đã được thánh hiến trong chén lễ sau Thánh Lễ. Ngày hôm sau khi trở lại dâng lễ ngài thấy trong chén thánh những giọt Máu sống động trở trong tình trạng cứng và tươi tắn. Máu Thánh lập tức được chuyển qua một bình pha lê. Phép lạ Thánh Thể khác xảy ra vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1595, khi một số vụn vỡ của Bánh Thánh được tìm thấy còn nguyên vẹn sau khi thánh đường bị hỏa hoạn.
THÁNH CLARE THÀNH ASSISI, Ý NĂM 1240. Tiểu sử của Thánh Calre, đồng trinh đã kể lại nhiều phép lạ được thực hiện bởi Thánh nữ. Hình ảnh tượng trưng cho Phép Thánh Thể là những tấm bánh và chai dầu được nhân lên và xuất hiện ở tu viện trong khi đó không hề có trước. Nhưng Clare đã thực hiện một phép lạ lẫy lừng vào năm 1240 vào một ngày Thứ Sáu, tháng Chín, nhờ đó xua đuổi đoàn quân Saracen đã phá cửa tu viện bằng cách cho chúng thấy Thánh Thể.
TẠI SANTARÉM, BỒ ĐÀO NHA NĂM 1247. Phép lạ Thánh Thể xảy ra ở Santarém và Lanciano, được coi như những phép lạ Thánh Thể quan trọng nhất. Nhiều cuộc khảo cứu và phân tích giáo luật đã được thực hiện trên những thánh tích tại đây. Bánh Thánh trở nên thịt tươi có máu chảy ra từ Thánh Thể. Cả hai thánh tích đã được lưu giữ cho đến ngày nay tại thánh đường Thánh Stephen ở Santarém. Người đàn bà ăn cắp Bánh Thánh và giấu trong tấm khăn, bỗng chốc, tấm khăn trở thành máu.
TẠI DOUAI, PHÁP NĂM 1254. Trong phép lạ Thánh Thể xảy ra ở Douai, một Bánh Thánh đã vô tình bị rơi xuống đất trong lúc linh mục cho rước lễ. Lập tức vị linh mục cúi mình nhặt Mình Thánh lên, nhưng bỗng nhiên Thánh Thể tự bay lên cao và được bao phủ bằng vầng hào quang sáng láng. Sau đó ít phút, hình một Trẻ Nhỏ xuất hiện nhiệm mầu trong Bánh Thánh. Tất cả các giáo dân và tu sỹ nam nữ tham dự Thánh Lễ đều có thể chiêm ngắm. Hơn 800 năm đã qua, phép lạ này vẫn còn được tiếp tục tôn thờ. Mỗi ngày Thứ Năm trong tháng, tại thánh đường Thánh Phêrô ở Douai, nhiều tín hữu họp nhau để cầu nguyện trước Thánh Thể nhiệm mầu. \
TẠI BOLSENA, Ý NĂM 1264. Năm 1263, linh mục người Đức là Phêrô Prague dừng chân tại Bolsena trên đường hành hương Roma. Ngài dâng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Bolsena, và đến khi truyền phép, Bánh Thánh đã trở nên một miếng thịt. Phép lạ này đã củng cố vững mạnh niềm tin của chính vị linh mục về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể. Khi những dữ kiện chắc chắn, Đức Giáo Hoàng Piô IV truyền Đức Giám Mục của giáo phận đem Thánh Thể và khăn thấm Máu Thánh đến cho Ngài. Thịt Thánh này đã được kiểm chứng bởi chính Đức Giáo Hoàng và bởi Thánh Thomas Aquinas. Phép lạ này đã thôi thúc Đức Thánh Cha mở rộng lễ Mình Máu Thánh Chúa ra toàn thể Giáo Hội hoàn vũ để mọi người được nhận biết tình thương của Thiên Chúa đối với những ai yêu mến và tôn kính Ngài.
TẠI OFFIDA, Ý NĂM 1273-1280. Tại Offida, gần thánh đường Thánh Augustine, nơi có lưu giữ thánh tích phép lạ Thánh Thể xảy ra vào năm 1273 khi Bánh Thánh trở nên Thịt Chúa một cách sống động. Có nhiều tài liệu viết về phép lạ này, trong số đó là bản sao chép đã được thị thực để làm bằng chứng của một miếng da cừu thuộc thế ký 13, được viết bởi công chứng viên Giovanni Battista Doria vào năm 1788. Nhiều sắc lệnh của các vị Giáo Hoàng bắt đầu là Đức Boniface VIII (12955), đến Đức Sixtus V (1585), các cuộc thảo luận của các thánh bộ Roma, các sắc lệnh, văn bản, những bức vẽ, những tấm đá ghi khắc kỷ niệm, và những lời chứng của những khuôn mặt giá trị lịch sử, trong số đó phải kể đến nhà Antinori và Fella.
TẠI PARIS, PHÁP NĂM 1290. Phục Sinh năm 1290, một kẻ không tin đã thóa mạ tới Đức Tin, cũng là người không tin tưởng vào sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, đã chiếm đoạt của một Bánh Thánh với chủ đích để làm giảm giá trị Phép Thánh Thể. Nó đã đâm Bánh Thánh và ném Thánh Thể vào nước sôi. Lạ lùng thay, Bánh Thánh đã bay ra khỏi nồi nước trước mặt của hắn. Hắn đã bị khủng hoảng bởi sự kiện này, sau đó nắm Bánh Thánh vào bồn rửa mặt của một phụ nữ đạo đức. Bà này ngay lập tức đã mang Bánh Thánh đến cho cha xứ của bà.
TẠI GLOTOWO, BA LAN NĂM 1290. Năm 1290, do sự chiếm đóng của người Lithuanians, một linh mục ở làng Glotowo đã vội vàng chôn dấu một bình đựng mình thánh bằng bạc mạ vàng với Bánh Thánh đã truyền phép. Những người lính Lithuanian đã đào bới ngôi làng và nhà thờ. Không một người sống sót biết về Mình Thánh bị chôn dấu ở đâu. Chỉ sau đó ít năm, trong khi cày ruộng vào mùa xuân, một nông dân đã bất ngờ tìm thấy, nhờ vào thái độ lạ lùng của những con bò của anh ta. Chúng đã cúi đầu xuống đất trong tư thế tôn thờ Thánh Thể và với hình ảnh một luồng sáng chói lòa phát ra từ trong lòng đất.
TẠI GRUADO (VALVASONE), Ý NĂM 1294. Giữa hàng trăm những tài liệu có thẩm quyền diễn tả về phép lạ Thánh Thể, trong đó có tài liệu tại Gruaro vào năm 1294 của nhà sử học địa phương Antonio Nicoletti (1765). Một phụ nữ đang giặt những khăn bàn thờ của nhà xứ St. Giusto trong một nhà giặt công cộng ở Versiola. Bỗng nhiên bà nhận ra khăn bàn thờ dính Máu. Quan sát kỹ hơn, bà nhận ra rằng Máu tràn ra từ một mụn nhỏ Bánh Thánh được truyền phép được dấu giữa tấm khăn cuộn lại.
TẠI GERONA, TÂY BAN NHA NĂM 1297. Phép lạ Thánh Thể tại Gerona xảy ra trong khi cử hành thánh lễ, vị linh mục hoài nghi về sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Phép Mình Thánh. Nhưng khi đến giây phút Rước Lễ, vị linh mục không sao nuốt nổi Mình Thánh, bây giờ đã biến thành một miếng thịt trong miệng của mình. Nhưng thánh tích này đã không may bị phá hủy do nội chiến vào năm 1936.
TẠI FIECHT, ÚC CHÂU NĂM 1310. Ngôi làng nhỏ của Thánh Georgenberg-Fiecht trong thung lũng Inn được nổi tiếng nhờ phép lạ Thánh Thể xảy ra vào năm 1310. Trong khi cử hành thánh lễ, vị linh mục bị cám dỗ về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bánh thánh đã truyền phép. Ngay sau khi vừa đọc lời truyền phép, rượu đã đổi thành máu lênh láng trong chén thánh. Biên niên sử đã ghi năm 1480, sau 170 năm, máu Thánh vẫn “nguyên vẹn như vừa chảy ra từ một vết thương.” Máu Thánh châu báu của Chúa ngày nay vẫn còn được lưu giữ trong mặt nhật ở Đan Viện thánh Georgenberg.
TẠI HERKENRODE-HASSELT, BỈ NĂM 1317. Trong nhà thờ chính tòa St. Quintinus ở Hasselt đang trưng bày thánh tích về Phép Lạ Thánh Thể đã xảy ra tại Herkenrode năm 1317. Trong vòng nhiều thế kỷ, nhiều cuộc khảo cứu đã được thực hiện để chứng minh những Bánh Thánh đã truyền phép mà từ đó đã chảy máu được bảo vệ một cách lạ lùng. Những cuộc khảo nghiệm trong đó đã được thực hiện vào thế kỷ 18 do Khâm Sứ Tòa Thánh (the Apostolic Nuncio) Carafa và Giám Mục của Liège, hoặc được thực hiện do Tổng Giám Mục của Malines trong khi thăm viếng Archduchess Isabel. Trong nhà thờ chính tòa, người ta còn thấy nhiều bức tranh về những phép lạ được vẽ bởi một học trò của Jordaens, Jan van Boeckhorst
TẠI CASCIA, Ý NĂM 1330. Năm 1330. Tại Cascia, một dân cư ngã bệnh ngặt nghèo đã xin mời đem Mình Thánh Chúa đến. Vị linh mục có lẽ vì vội vàng, vô ý thay vì đem bình để đựng Mình Thánh, đã kẹp Thánh Thể trong một cuốn sách nguyện. Khi đến ơi, vị linh mục mở cuốn sách, bỗng nhìn thấy một cảnh tượng kinh hãi, đó là Bánh Thánh đã biến thành máu và những trang sách thấm đầy máu.
TẠI STIPHOUT, TÂN TÂY LAN NĂM 1342. Trong phép lạ Thánh Thể ở Stiphout, Bánh Thánh đã được cứu trong một vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn ngôi nhà thờ mà sau này đã được tái xây dựng. Trong nhiều tài liệu về biến cố này có bức vẽ phép lạ xảy ra khi thánh đường bị cháy. Biến cố này được các giáo dân Stiphout sốt sắng tôn kính, đặc biệt trong các dịp mừng lễ Thánh Thể (Corpus Christi).
TẠI AMSTERDAM, HÀ LAN NĂM 1345. Phép lạ Thánh Thể xảy ra ở Amsterdam liên quan đến Bánh Thánh đã truyền phép được bảo vệ từ trong những ngọn lửa. Ysbrand Dommer rất bệnh và đã ói mửa khi rước lễ. Người giúp việc (maid) đã đổ Thánh Thể mà bệnh nhân ói ra vào trong một lò sửa cháy. Bánh Thánh này đã được tìm thấy hôm sau còn nguyên vẹn và bay lơ lửng trong lò sưởi. Có rất nhiều chứng nhân đã chứng kiến phép lạ này, và đức giám mục Utrech là Jan van Arkel đã ngay lập tức truyền lệnh để tôn kính. Ngày hôm nay tại Amsterdam hàng năm vẫn tổ chức cung nghinh Thánh Thể để tưởng nhớ đến phép lạ này. Năm 1452, nguyện đường bị ngọn lửa thiêu rụi, nhưng mặt nhật chứa Bánh Thánh lạ vẫn không bị hề hấn gì.
TẠI ALBORAYA-ALMÁCERA, TÂY BAN NHA NĂM 1348. Năm 1348, một vị linh mục trên con đường đi thăm kẻ liệt đem theo Mình Thánh Chúa, trượt chân và ngã xuống một dòng sông cùng với Thánh Thể bị nước cuốn đi. Vị linh mục đáng thương này đang buồn bã về sự mất mát ấy, nhưng bỗng nghe có tiếng các bạn chài gọi từ xa, mời ngài đến gần bờ xem một số con cá với những miếng tròn trong miệng chúng giống như Bánh Thánh. Thánh Thể đã được nhận lại và đem về nhà thờ trong một cuộc rước long trọng trong đó cả dân làng đều tham dự. Niềm vui lớn lao nhất của ngài là nhìn thấy ba con cá lạ lùng nhảy ra khỏi nước, đưa Bánh Thánh còn nguyên vẹn trong miệng của chúng giống như những kỷ vật nhỏ.
TẠI BRUSSELS, BỈ NĂM 1370. Trong nhà thờ chính tòa Brussels ở đó có nhiều họa phẩm trình bày về phép lạ Thánh Thể xảy ra vào năm 1370. Những kẻ phạm thánh đã ăn cắp Thánh Thể rồi dùng dao đâm khi trên con đường đến đưa cho bọn phản loạn. Từ những thánh tích này đã chảy thành một dòng máu tươi. Phép lạ này vẫn được tôn sùng cho đến những thập niên trước. Nhiều yêu cầu của nhiều khảo cứu khác nhau được dùng để duy trì Bánh Thánh của Phép Lạ Thánh Thể. Thánh Thể đã được giữ cho đến nay ở bảo tàng viện cạnh nhà thờ chính toàn trong một nguyện đường cổ xưa của Bí Tích Thánh Thể. Nhiều bức thêu của thế kỷ 18 đã nói về biến cố phép lạ này.
TẠI MIDDLEBURG-LOVANIO, BỈ NĂM 1374. Phép lạ Thánh Thể này xảy ra vào năm 1374. Trong thánh đường Thánh Phêrô ở Middleburg, khi Thánh Thể trở thành miếng thịt chảy máu. Một phần nhỏ của Bánh Thánh vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay tại Louvain bởi các cha dòng Augustinô. Vị tu sỹ, Jean de Gheest, cha giải tội của Đức Tổng Giám Mục, đấng cho phép sự sùng bái, đã xin một phần Thánh Tích làm quà tặng. Một phần khác của Thánh Tích hiện đang được lưu giữ tại thánh đường Thánh Phêrô ở Middleburg.
TẠI WILSNACK, ĐỨC NĂM 1383. Trong một cuộc hỏa hoạn lớn bùng phát ở làng Wilsnaack vào năm 1383, giữa những đổ nát của nhà thờ giáo xứ, người ta đã tìm thấy ba Bánh Thánh còn nguyên vẹn. Tin này đã được lan truyền rộng rãi và thu hút nhiều khách hành hương. Một ngôi thánh đường mới đã được xây trên chỗ đó để tôn vinh phép lạ. Lòng sùng mộ này được chứng giám bởi hai sắc lệnh của Đức Eugene IV năm 1447.
TẠI POZNAN, BALAN NĂM 1399. Năm 1399 tại thành phố Poznan, một số kẻ phạm thánh đã ăn cắp ba Bánh Thánh đã làm phép, rồi đâm Thánh Thể bằng những dụng cụ nhọn. Lập tức Máu Thánh tuôn trào, và bất cứ cố gắng nào để phá hủy, Bánh Thánh vẫn không hư hao. Sau khi đã cố gắng, chúng bèn vất Thánh Thể vào một đầm lầy. Nhưng Mình Thánh đã bay lên cao, tỏa ra một luồng sáng. Sau khi làm giờ đền tạ, Đức Giám Mục đã thu hồi được Mình Thánh, ngày nay giáo dân vẫn tôn thờ tại thánh đường Corpus Domini ở Poznan.
TẠI BOXMEER, HÀ LAN NĂM 1400. Trong thánh lễ ở Boxmeer, Hà Lan năm 1400, rượu Thánh đã trở nên Máu và nổi lên trong chén thánh, văng vào khăn thánh. Linh mục chủ lễ hoảng sợ khi nhìn thấy điều này, và xin Thiên Chúa tha thứ cho sự nghi ngờ của mình, và lập tức máu thánh ngừng không sục sôi trào ra khỏi chén thánh. Máu Thánh đã rơi trên khăn thánh bị rút lại thành hình cỡ một hạt dẻ. Ngay cả đến hôm nay, người ta có thể thấy Máu Thánh, đã không thay đổi theo thời gian.
TẠI WEITEN-RAXENDORF, ÚC NĂM 1411. Vào thế kỷ thứ XV, ở Úc thường có những bọn trộm vào ăn cắp Mình Thánh Chúa, vì thế, các vị trong Hội Thánh đã giữ Mình Thánh trong phòng thánh. Mặc dù đã được coi sóc cẩn thận, vào năm 1411, kẻ cắp đã đánh cắp thành công Thánh Thể từ một nhà thờ của một giáo xứ ở Weiten. Thánh Thể bị rơi rớt trên mặt đất trong khi đã tìm lại được trên một con đường sau sáu bẩy ngày do một phụ nữ ngoan đạo. Bánh Thánh đã tỏa sáng chói ngời, được phân chia thành hai Miếng, nhưng đã kết hợp thành một bởi những sợi chỉ bằng Thịt Chảy Tươi.
TẠI HERENTALS, BỈ NĂM 1412. Trong phép lạ Thánh Thể xảy ra tại Herentals, một số Bánh Thánh đã bị ăn cắp và được tìm thấy sau tám ngày và còn hoàn toàn không bị hủy hoại mặc dù dưới trời mưa. Thánh Thể đã được tìm thấy ở một cánh đồng gần một cái hang con thỏ, vây quanh bởi ánh sáng và chiếu tỏa dưới hình thánh giá. Mỗi năm, hai bức tranh vẽ của Antoon van Ysendyck, diễn tả về phép lạ được cung nghinh ra cánh đồng ở đó có một đền thánh nhỏ, De Hegge, được xây. Thánh lễ kỷ niệm được cử hành trước nhiều người tham dự. Hai bức tranh này hiện đang được lưu giữ tại Nhà Thờ Chính Tòa Sint-Waldetrudiskerk ở Herentals.
TẠI ERDING, ĐỨC NĂM 1417. Thứ Năm Tuần Thánh 1417, một người dân quê đã ăn cắp một Bánh Thánh đã truyền phép, nhưng trên đường đi, Thánh Thể đã bay lên trời khỏi tay người này. Anh ta đã cố gắng bằng mọi cách chộp lấy nhưng đã hoàn toàn bất lực. Nhờ đức giám mục mà Thánh Thể đã được thu hồi. Một nhà nguyện đã được dựng lên trên nơi xảy ra phép lạ. Rất nhiều người hiếu kỳ về biến cố này đã đến kính viếng phép lạ tại đây.
TẠI GUADALUPE, TÂY BAN NHA NĂM 1420. Trong khi cử hành Thánh Lễ, vị linh mục nhìn thấy nhiều giọt máu rơi xuống từ Bánh Thánh đã truyền phép. Phép lạ này đã củng cố đức tin cho chính vị linh mục ấy, và nhiều tín hữu, trong số đó có Vua của Castile. Nhiều tài liệu đã làm chứng về phép lạ. Thánh tích đã được trưng bày để giáo dân đến tôn kính trong Hội Nghị Thánh Thể tại Toledo vào năm 1926. Ngày nay phép lạ này đã trở nên biểu chứng của lòng tin cho nhiều người giáo dân Tây Ban Nha.
TẠI ZARAGOZA, TÂY BAN NHA NĂM 1427. Trong một Bánh Thánh bị một người phụ nữ ăn cắp để làm bùa yêu, xuất hiện Chúa Giêsu Hài Đồng. Trong hội trường lưu giữ các tài liệu thành phố của Zargoza còn được lưu giữ tài liệu diễn tả chi tiết phép lạ này. Và trong nhà thờ chính tòa, cạnh nguyện đường “San Domiguito del Val” còn có bức vẽ chi tiết, diễn tả một cách rõ ràng biến cố lạ lùng này.
TẠI AVIGNON, PHÁP NĂM 1433. Ngày 30 tháng 11, 1433 tại một thánh đường nhỏ do các tu sỹ Gray Penitents phục vụ thuộc Dòng Phanxicô có đặt Mình Thánh ngày đêm. Sau nhiều ngày mưa, các sông tràn nước, và một cách hết sức đặc biệt, Avignon đã bị chìm trong nước. Bằng thuyền, hai tu sỹ Dòng đã đến được thánh đường nơi mà Mình Thánh đang bỏ ở đó sau khi đặt cho người ta tôn thờ. Khi bước vào thánh đường, hai vị nhận ra rằng nước đã rẽ ra hai bên tả hữu, để bàn thờ và Thánh Thể hoàn toàn khô ráo.
TẠI ETTISWIL, THỤY SỸ NĂM 1447. Tại Ettiswil ở đó có một đền thánh tôn kính phép lạ Thánh Thể đã xảy ra vào năm 1447. Ann Vogtli, một người theo thờ Satan, đã ăn cắp hộp đựng Thánh Thể chứa một Bánh Thánh lớn từ nhà thờ một họ lẻ. Thánh Thể được tìm thấy ở hàng rào một bụi rậm, bay lên cao và được bao quanh bởi ánh sáng chói ngời, chia thành 7 Miếng nhỏ kết lại như một bông hoa. Nhiều Đức Giáo Hoàng đã ban ơn xá cho những ai kính viếng đền thánh. Lễ lớn nhất kỷ niệm phép lạ được tổ chức vào Chúa Nhật “Laetare” thứ tư Mùa Chay và 2 ngày sau đó.
TẠI TURIN, Ý NĂM 1453. Bên trong Vương Cung Thánh Đường Mình Thánh Chúa ở Turin, có một hàng rào sắt gần sát với nơi, ở đó năm 1453, phép lạ Thánh Thể đầu tiên đã xảy ra ở Turin. Bên trong hàng rào đã có những dòng chữ diễn tả phép lạ như sau: “Tại đây một con lừa cái trong khi chuyên chở Mình Thánh đã quì xuống thờ lạy, ở nơi đây Bánh Thánh đã bay ra ngoài cái bọc đựng một cách lạ lùng và nâng lên cao; ở đây Bánh Thánh đã hạ xuống một cách nhẹ nhàng trên bàn tay những người dân Turin; và cũng ở đây, nơi đã thực hiện phép lạ. Ghi nhớ, gối quì cầu nguyện (6 tháng Sáu, 1453)”. Rỗi bỗng nhiên chiếc bọc được mở ra và mặt nhật có Thánh Thể bay lên trên những ngôi nhà chung quanh với sự ngỡ ngàng của dân chúng. T
ẠI VOLTERRA, Ý NĂM 1472. Năm 1472, trong thời gian chiến tranh xảy ra giữa Volterra và Florence, một người lính đã vào Nhà Thờ Chính Tòa Volterra, với mục đích ăn cắp Bình Thánh quí giá bằng ngà đựng Bánh Thánh đã truyền phép. Vừa khi hắn rời khỏi Nhà Thờ Chính Tòa, trong thái độ tức giận đối với Thánh Thể Chúa Giêsu, hắn ném bình thánh với những gì quí báu trong đó vào tường thánh đường. Tất cả Thánh Thể trong đó đổ ra, và hào quang bao phủ, bằng một ánh sáng lạ lùng - dọi chiếu lên không trung và lưu lại một thời gian dài. Nhiều người đã chứng kiến biến cố lạ lùng này.
TẠI SALZANO, Ý NĂM 1517. Biến cố đặc biệt đã xảy ra ở Salzano vào năm 1517. Một linh mục đã được mời đem Mình Thánh Chúa cho một kẻ liệt trong cơn hấp hối. Mùa và thời gian không thích hợp để kiệu Mình Thánh, vì vậy vị linh mục chỉ đem theo một chú giúp lễ. Khi đến một cánh đồng được bao quanh bởi sông Muson, có một số con lừa đã quay lại và tiến về phía linh mục. Khi đến gần, chúng đã quì gối và theo sau Phép Thánh Thể cho đến khi đến nhà bệnh nhân. Sau đó, cùng với linh mục, chúng lại quay về nơi đồng cỏ.
TẠI GUADALUPE, MỄ TÂY CƠ NĂM 1531. < ...
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *
Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.”
Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.
Anh chị em thân mến,
Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.
Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]
Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người.
Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.
Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.
Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.
Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?